Hội An và Văn Hóa Chăm Pa

08/04/2020

Hội An và văn hóa chăm pa

Văn hóa Chăm Pa có thời gian kéo dài trong lịch sử Hội An, và kết thúc với đám cưới Huyền Trần Công Chúa với vua Chăm Pa

Lịch sử ChamPa

Thời gian : Thế kỷ II đến XV
Tên Gọi : Lâm Ấp – sau đổi tên thành ChamPa
Trong thời kỳ này Lâm Ấp đã là nơi có kinh tế, giao lưu văn hóa phát triển bậc nhất với Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm ngày nay) là điểm dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Nhờ đó Lâm Ấp phố trở thành một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt…Những hoạt động này đã đóng vài trò lớn trong việc phát triển trung tâm văn hóa Mỹ Sơn.

văn hóa chăm pa 1

* Đến nay vẫn chưa rõ người Cham ở Hội An là hậu duệ cư dân Sa Huỳnh hay di dân từ nơi khác.
Văn hóa Champa đã dần thay đổi và dưới sự quản lý của Đại Việt sau sự kiện Huyền Trân Công Chúa.

Đám cưới công chúa Huyền Trân và vua Champa Chế Mân

Là một trong 4 công chúa nổi tiếng nhất của Việt Nam, sau đám cưới với vua chiêm, mối quan hệ bang giao hai nước đã chặt chẽ hơn. Và bà được ghi công lao mở cõi khi góp phần đưa về cho nước Việt hai châu Ô, Rí (bao gồm địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đến bờ sông Thạch Hãn hiện nay).

Sự kiện này được mô tả như sau : Huyền Trân lên thuyền sang Chiêm Thành. Quan quân và dân chúng đến tiễn đưa công chúa rất đông. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân đã được Chế Mân phong cho danh hiệu là hoàng hậu Paramecvari.

văn hóa chăm pa 2

Ngày nay đên Hội An du khách có thể “tận mắt chứng kiến” đám cưới Huyền Trần Công Chúa với vua Chế Mân qua màn 2 của show Ký Ức Hội An. Đám cưới được dựng lại trên sân khấu hoành tráng, cùng 500 diễn viên tham gia, đặc biệt nổi bật với cành dùng voi rước dâu của vua Chiêm.

Dấu ấn chămpa tại Hội An

Hiện nay tại Hội An còn mang nhiều dấu tích, nhân biết văn hóa chăm đã từng tồn tại cực thịnh nơi đây.

Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara, tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần...) cùng những mảnh gốm- sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ II- XIV và đồ trang sức, những mảnh vật dụng bằng thủy tinh màu nổi tiếng của vùng Trung cận Đông, Nam Ấn Độ.

văn hóa chăm pa 34

Để tìm hiểu thêm các di tích văn hóa chăm được phát hiện tại Hội An du khách có thể đến bảo tàng Lịch Sử - Văn hóa Hội An mở cửa tất cả các ngày trong tuần, từ 7h – 21h hàng ngày.