31/03/2023
3 Điểm thăm quan nổi tiếng, 5 địa chỉ ẩm thực đặc sắc, 3 trải nghiệm đậm chất văn hóa phố cổ Hội An, tất cả chỉ trong bán kính 0,5km quanh chùa cầu.
Bất kỳ chuyến du lịch nào bạn cũng cần chuẩn bị trước lịch trình, đến phố cổ Hội An cũng vậy. Mặc dù khu du lịch phố cổ chỉ có diện tích chưa đến 1km2 nhưng lại mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ, rất nhiều điểm thăm quan và nền ẩm thực phong phú. Vì thế sẽ thật khó để có lịch trình nếu chưa biết vị trí các điểm đến.
Hầu hết khu phố cổ hội an đều thuộc phường Minh Anh, nằm ở trung tâm Hội An bên dòng sông Hoài. Vì thế nơi đây tập trung nhiều ngôi nhà cổ, để thuận tiện vận chuyển hàng hóa xuống thuyền khi xưa. Mặc dù thường xuyên phải chịu lũ lụt nhưng các ngôi nhà 200-300 năm tuổi này vẫn còn nguyên vẹn.
Tuy vậy du khách không bắt buộc phải mua vé nếu chỉ đi dạo ngoài phố.
Khoảng cách các điểm đi chơi ở phố cổ Hội An từ Chùa Cầu
Để có lịch trình tốt nhất cho chuyến dạo chơi phố cổ, vị trí đầu tiên bạn nên nắm được đó là Chùa Cầu. Đó là vị trí trung tâm phố cổ và cũng là địa điểm bất kể du khách nào đến Hội An cũng nên ghé qua.
Nằm cuối đường Trần Phú nối sang đường Minh Khai. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy (có các điểm gửi xe) hoặc ô tô đến đường Phan Chu Trinh hoặc Hai Bà Trưng rồi từ đó đi bộ đến chùa cầu chỉ hơn trăm m.
Bạn nên đến chùa cầu vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều đó là các thời điểm lượng khách đi lại qua còn ít, thuận tiện cho việc chụp hình.
Chùa cầu chỉ dài 18m, rộng 3m nhưng được coi là biểu tượng của Hội An bởi kiến trúc độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc về lịch sử văn hóa Hội An. Dù đã hơn 400 tuổi và được chứng nhận di tích lịch sử nhưng hiện nay chùa cầu vẫn được người dân và du khách sử dụng để di chuyển từ đường Minh Khai sang đường Trần Phú.
Ngoài ra, Chùa Cầu Hội An còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghi lễ của địa phương. Điều này giúp cho du khách có thể trải nghiệm và hiểu thêm về văn hóa truyền thống của Hội An và Việt Nam.
Từ chùa cầu, bạn có thể dễ dàng lên lịch trình đến các điểm tham quan, ăn uống và tham gia các hoạt động đặc sắc ở hội an.
Chùa cầu bình dị ngay giữa phố cổ Hội An đã được sử dụng 400 năm
Có 1068 nhà cổ ở Hội An, hầu hết đã được xây dựng từ 100-300 năm trước. Tất nhiên rồi, bạn không thể đi hết tất cả nhưng 3 địa điểm nằm trong phố cổ Hội An dưới đây thì nhất định phải đến.
Ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của người Việt, với những chi tiết nội thất trang trí tinh xảo.
Nhà cổ Tấn Ký là đại diện tiêu biểu cho thời kỳ giao thương tấp nập trên bến dưới thuyền của thương cảng faifo 1 thời. Bởi cửa sau nhà cổ Tân Ký chính là bến thuyền Bạch Đằng, thuận tiện nhập hàng và bán hàng ngay tại cửa chính đường Nguyễn Thái Học.
Nhà cổ tân ký hội an, nơi lưu giữ giá trị từ 400 năm
Chùa Bà Mụ một ngôi chùa cổ của Hội An, được trùng tu nhiều lần, đến năm 2016 mới hoàn thành. Trong đó phần cổng chùa để lại nhiều ấn tượng cho du khách, bởi các họa tiết đầy màu sắc, cổ kính. Chiếc hồ nước trước cổng Tam Quan phản chiếu hình ảnh bầu trời trong xanh tạo nên khung cảnh nên thơ, khiến bất cứ ai cũng tràn đầy cảm xúc khi đến đây.
Cổng tam quan chùa bà mụ ở check in mới cực đẹp ở phố cổ hội an
Nếu chùa cầu ghi dấu ấn của văn hóa Nhật Bản thì hội Quán Phúc Kiến là mình chứng người Hoa đã đến buôn bán, sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở Hội An.
Trong hội quán Phúc Kiến có một số đền thờ và phủ như: Đền Thờ Quan Công, Đền Thờ Từ Hải, Đền Thờ Thiên Hậu, Phủ Hội Quan và Phủ Khải Định. Hội quán Phúc Kiến còn được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật như: tượng gỗ, mây treo và những bức thư pháp đẹp mắt. Nếu là người muốn tìm hiểu văn hóa lịch sử Hội An, nhất định bạn sẽ phải ghé qua Hội Quán Phúc Kiến.
Bạn đã từng nghe nói “Hội An thiên đường ẩm thực “ ? Bởi bất kể đứng ở đâu Hội An bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn ngon miệng, giá rẻ. Nhưng 5 địa chỉ chúng tôi giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn thưởng thức được các món ăn đặc sản Hội An đúng vị.
1 – Bánh Mỳ Phượng
Nhưng quảng đường đó không dài, vì đây là nơi được đánh giá có loại “bánh mì ngon nhất thế giới”. 2 – Chợ Hội An
Menu bánh mỳ phượng hội an, nổi tiếng thế giới
Chợ Hội An nằm trong phố đi bộ, nhưng cổng chợ lại nằm bên ngoài nên bạn có thể gửi xe ngay cổng chợ để đi bộ vào trong. Chợ Hội An là nơi bán nhu yếu phẩm, hàng hóa phụ vụ dân sinh nhưng lại hấp dẫn du khách bởi hàng chục quầy bán đồ ăn vặt bên trong chợ.
3 – Buffet làng lụa
Không nằm ngay vị trí trung tâm nhưng Buffet Làng lụa phù hợp với nhóm, đoàn khách , bởi thực đơn phong phú, không gian đẹp, thoáng có thể vừa ăn vừa nghỉ ngơi để tiếp tục hành trính khám phá Hội An.
Buffet làng lụa mội trong những điểm có món ăn ngon, không gian đẹp
4 – Cơm gà bà Buội
Đây là một trong các địa chỉ bạn nên đến nếu muốn thưởng thức món cơm gà nổi tiếng Hội An. Được làm theo công thức riêng, tuân thủ nghiêm ngặt về nguyên liệu có lẽ là bí quyết để cơm gà bà Buội luôn làm hài lòng du khách thập phương.
5 – Mỳ quảng, cao lầu ông Hai
Bất cứ nơi nào ở Hội An bạn cũng có thể thưởng thức hương vị Mì Quảng hoặc Cao Lầu, nhưng ở quán ông Hai , bạn sẽ phải nhớ mãi hương vị đậm đà, ngon từ sợi mỳ đến các nguyên liệu đi kèm.
Menu quán mỳ quảng ông Hai, món chính chỉ có 2 món Mỳ Quảng và Cao Lầu
Không chỉ ngắm nhà cổ, đến Hội An bạn còn được tham gia những trải nghiệm có 1 0 2.
Hát bài chòi là loại hình văn hóa cộng đồng phổ biến ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Trong đó Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng được coi là trung tâm phát triển nghệ thuật hát bài chòi.
Tham gia & xem hát bài chòi không những giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa xứ Quảng, mà đây còn một hoạt động giải trí, mang lại sự hào hứng, sôi động cho du khách giữa chốn phố cổ Hội An trầm mặc. Để chơi Bài Chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U.
Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi Cái. Người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị Hiệu, ngồi ở chòi Cái. Họ rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô Thai. Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài trùng với những con bài mà anh/chị Hiệu xuớng tên thì thắng cuộc, được lĩnh thưởng, kết thúc một lượt chơi và sau đó, lượt chơi mới lại bắt đầu.
Hào hứng xem hát bài chòi
Không chỉ có ngày rằm hay mùng 1, bạn có thể đi thuyền thả hoa đăng trên sông Hoài bất cứ ngày nào trong tuần. Trước tiên bạn cần mua vé thuyền theo giá:
Thuyền 3 người : 150k/ thuyền
Thuyền 4,5 người : 200k/ thuyền
Thời gian 20-30 phút
Trước khi lên thuyền đừng quên mua đèn hoa đăng giá 5k-15k tùy loại đèn.
Khi tham gia hoạt đồng này du khách sẽ được 3 trong 1 : Ngắm phố cổ hội an từ góc view không thể đẹp hơn, thả đèn hoa đăng với những ước nguyện tốt đẹp, checkin cực đẹp bên những ánh đèn lấp lánh trên sông.
Đi thuyền thả hoa đăng hoạt động đẹp, lãng mạn, ý nghĩa hiếm có du khách nào có thể bỏ qua khi ghé thăm phố cổ Hội An.
Đi thuyền thả hoa đăng trên sông Hoài
Là chợ đêm nên tất nhiên chỉ họp vào ban đêm rồi, bạn hãy đền chợ đêm từ 18h-22h để có thể :
- Chụp hình với muôn vàn chiếc đèn lồng rực rỡ
- Khám phá ẩm thực và các mặt hàng thủ công truyền thống Hội An
- Mua các món quà lưu niệm
Khu chợ tấp nập người mua bán nhưng rất sạch sẽ và không quá huyên náo, khiến không gian bình dị hoài niệm.
Phố cổ tuy nhỏ nhưng nếu không có lịch trình từ trước khi khởi hành, chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị ở Hội An.
Hotline: 0983 2577 30
bieudienthuccanh@gmail.com