Lịch sử phố cổ hội an hình thành thế nào?

02/05/2020

Lịch sử phố cổ hội an

Khoảng cuối thế kỷ 16 tên gọi Hội An hình thành và mở ra thời kỳ phát triển cực thịnh nhất trong lịch sử cho thương cảng này hàng trăm năm sau đó. Với sự hòa hợp của nhiều nền văn hóa

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.

>> Điều kiện tự nhiên và vị trí phố cổ hội an

lịch sử hội an

Lý giải tên gọi hội an

Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo có ý nghĩa chỉ đô thị/ phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ được coi là một cách gọi, không được coi là tên chính thức. Mà Hoài Phố mới là tên chính trước Hội An. 

Tuy nhiên tên Hội An đã được biết đến từ rất lâu trước đó, và rất khó xác định chính xác thời điểm . Dưới thời Lê, tấm bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều.
Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô, trong đó làng Hội An là quan trọng nhất so với 5 làng còn lại.
Như vậy, khoảng cuối thế kỷ 16 bắt đầu có tên Hội An và mở ra thời kỳ phát triển cực thịnh cho thương cảng này hàng trăm năm sau đó.

Kiến trúc hội an

Từ cuối thế kỉ 16 – thế kỉ 17, có nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Số lượng thương nhân tăng lên cùng với cửa hiệu, đại lý, và cả nhà ở, khiến nơi đây có phong cách kiên trúc đa dạng của cả Việt, Trung, Nhật. Trong đó có không ít công trình mang dáng dấp cả 3 phong cách. Ngoài 3 phong cách kiến trúc trên, tại Hội An cũng có khá nhiều công trình kiến trúc Pháp.

>> Văn hóa kiến trúc Việp Pháp tại Hội An

Đến ngay nay vẫn còn rất nhiều nhà cổ giữ được nguyên vẹn từ hàng trăm năm trước như nhà cổ Tần Ký, Phùng Hưng, Quân Thắng.
Cấu trúc của nhà được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Nhà được chia làm ba không gian chính gồm không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng.
Không gian nhà cổ ở Hội An thoáng đãng tạo sự hòa hợp với thiên nhiên bởi có một sân trời, non bộ, bể nước… để đón ánh sáng. Làm cho nhà ở Hội An mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa Đông. Vật liệu xây dựng nhà ở Hội An là những loại đá, gỗ quý chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành phát triển, hội an, du khách có thể đặt vé xem các vở biểu diễn thực cảnh dàn dựng lại quá trình này một cách chân thực. Bên cạnh tái hiện lại lịch sử thì vở thực cảnh Ký ức hội an cũng có những chi tiết truyền thuyết được truyền qua các thế hệ nơi đây

show diễn đẹp nhất thế giới