Rùa hồ gươm sống hơn 200 năm, nhiều bí ẩn

08/10/2021

Rùa hồ gươm

Rùa Hồ Gươm được xem như là báu vật của Hà Nội, bởi hình ảnh rùa vàng trong hồ như là minh chứng cho truyền thuyết trả gươm từ 700 năm trước của vua Lê Lợi.

Nhắc đến Hồ Gươm ngoài các biểu tưởng kiến trúc như tháp rùa, cầu thê húc, đền ngọc sơn thì không thể thiếu nhân chứng sống đã chứng kiến lịch sử bao thăng trầm nơi đây đó là Rùa Hồ Gươm.

Được người dân thủ đô chân trọng và xem như là báu vật của Hà Nội, vì vậy những lần “cụ rùa “ xuất hiện trên mặt hồ đều nhận được sự quan tâm đông đảo của người dân.
Dù là vật thể sống nhưng “cụ rùa” vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời chính xác được. Và điều đáng tiếc nhất là hiện nay trong hồ gươm đã không còn cá thể rùa vàng cùng loại với cụ rùa đã chết từ ngày 19 tháng 1 năm 2016.
Tất cả rùa trong hồ hiện giờ đều là các loài khác được người dân sau này thả xuống hồ.

Các thể rùa hồ gươm cuối cùng nổi lên ở bờ hồ năm 2015
Các thể rùa hồ gươm cuối cùng nổi lên ở bờ hồ năm 2015

Rùa hồ gươm bao nhiêu tuổi?

Theo truyền thuyết và ý kiến một số người thì rùa vàng trong hồ gươm là do vua Lê Lợi thả vào hồ. Như vậy, cụ rùa đã ở trong hồ đến 700 năm?
Nghi vấn này không nhận được sự đồng tình của các nhà khoa học, bởi dù được ghi nhận là sinh vật sống lâu năm , có thể đến 300 năm. Nhưng dù là vậy vẫn còn khoảng cách quá xa so với 700 năm.

Tuy vậy theo TS Bùi Quang Tề, người từng tham gia chữa bệnh cho cá thể rùa cuối cùng của Hồ Gươm nói: "Ước tính của tôi, cá thể này có thể trên dưới 200 tuổi, trong khi rùa sống lâu nhất thế giới là 180 tuổi".

Như vậy, cụ rùa cuối cùng của Hồ Gươm khoảng 200 tuổi, mặc dù có kích thước khá tương đồng với cá thể đã chết năm 1967 nhưng không có nghiên cứu chứng minh cá thể nào có tuổi nhiều hơn.

Tuổi rùa hoàn kiến vẫn đang có những ý kiến chưa thống nhất
Tuổi rùa hoàn kiến và thuộc loài nào vẫn đang có những ý kiến chưa thống nhất

Rùa hồ gươm thuộc loài nào?

Tên khoa học hiện nay của Rùa Vàng Hồ Gươm vẫn chưa thể khẳng định 100%, bởi một số cho rằng rùa hồ Gươm có tên là Rafetus swinhoei, cùng loài với rùa Đồng Mô và hai con ở Trung Quốc, một số nhà khoa học trong nước lại nói đó là loài hoàn toàn mới Rafetus leloii, rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.

Mặc dù trong nhiều tài liệu đã mô tả Rùa hồ Gươm là là Rafetus swinhoei theo nhận định của các nhà khoa học quốc tế. Song vẫn không loại trừ có khả năng khác, vì vậy nguồn gốc rùa vàng hồ gươm thuộc loại nào đến nay vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục hoàn toàn.

Tiêu bản cụ rùa trong đền ngọc sơn

Hiện nay trong đền ngọc sơn có 2 tiêu bản rùa Hồ Gươm, được đặt trong tủ kính trưng bày - Cá thể chết năm 2016 : Được làm tiêu bản bằng phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên trạng mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao.
Sau khi hoàn thành, mẫu rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2 m, rộng 1,1 m

- Cá thể chết năm 1967 : Kích thước khổng lồ dài 2,1m, bề rộng của mai là 1,2m được các chuyên gia Đức hỗ trợ làm tiêu bản. Song qua nửa thế kỷ đãbị hư hại và trải qua đợt trung tu năm 2010.

Tiêu bản cụ rùa hồ gươm trong đền ngọc sơn
Tiêu bản cụ rùa hồ gươm trong đền ngọc sơn

Những lần cụ rùa nổi lên mặt hồ

2010: Cụ Rùa nổi tới 124 lần. Trong đó có hai lần đúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

2011: Cụ Rùa bất thường nổi lên nhiều lần với nhiều vết thương. Lúc đó, cụ có cân nặng 169 kg, chiều dài của mai là 1,3m . Vào thời điểm đó, nhiều ban ngành cùng chung tay và đã hoàn thành chữa trị bệnh cho "Cụ" sau 3 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành việc lai dắt rùa và đã thành công.

2012: Châu Âu muốn làm phim Cụ Rùa.

2013: “Cụ” nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình (13/10).

2014: Cụ Rùa khỏe mạnh, mai nhẵn bóng.

Như vậy không chỉ là nhân chứng sống của lịch sử Hồ Gươm, cụ rùa còn rất linh thiêng, thân thuộc với người dân thủ đô trong các ngày đáng nhớ của dân tộc.

>> Xem thêm : Phố đi bộ hồ gươm, điểm vui chơi cuối tuần ở hà nội

Sự tích trả gươm cho rùa thần và tên Hồ Hoàn Kiếm

Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta, ở vùng Lam Sơn có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Nhưng lần thứ 2 và thứ 3 quăng lưới đều vướng phải thanh sắt đó. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
– A! Một lưỡi gươm!
Sau này Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một hôm chủ tướng Lê Lợi đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Minh họa truyền thuyết vưa Lê Lợi trả gươm cho rùa vàng
Minh họa truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho rùa vàng

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành.
Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Rùa Vàng tiến lại gần vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.