Hồ gươm, địa điểm được xem là cột mốc 0 km của hà nội

12/12/2022

Tìm hiểu về lịch sử hồ Gươm

Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng của Hà Nội, nằm tại trung tâm thủ đô có lịch sử 1000 năm gắn liền với sự tích trả gươm cho rùa vàng của Lê Lợi

Một trong những danh thắng, địa điểm nổi tiếng khi nhắc về Hà Nội chính là Hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm. Chúng ta không còn quá xa lạ với địa danh này, nhưng để hiểu rõ hơn về lịch sử, cảnh đẹp, các điểm đi chơi quanh Hồ Gươm bạn cần xem nội dung bài viết sau.

  • Thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần, các tuyến phố quanh Hồ Gươm sẽ trở thành không gian đi bộ, trình diễn nghệ thuật đường phố, trưng bày gian hàng hội chợ.

 


Hồ Gươm nằm tại trung tâm hà nội ngay sát cột mốc số 0, được bao quanh bởi 3 con phố  Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Chu vi lòng hồ khoảng 1.7km, trong khi đó chu vi phần đi bộ bờ hồ khoảng 2km. Vườn hoa quanh bờ hồ rất rộng được trồng nhiều cây xanh và hoa, trở thành nơi vui chơi quen thuộc của người dân thủ đô cũng như điểm thăm quan không thể thiếu khi du lịch Hà Nội.

Diện tích mặt hồ

 12 ha

Chu vi vòng bờ hồ

 2 km

Độ sâu trung bình

 1.2 m

Chu vi lòng hồ

 1.7km

1. Lịch sử Hồ Gươm – sự tích về tên gọi

1.1 Các tên gọi khác của Hồ gươm

1. Hồ Lục Thủyvì nước có màu xanh ngắt quanh năm
2. Hồ Thủy Quân : Vào thời Trần, thủy quân thường chiến tập trận ở hồ cho Vua ngự trên lầu Ngũ Long xem, nên gọi là hồ Thủy Quân.
3. Hồ Tả Vọng và Hồ Hữu Vọng : Đến cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành 2 hồ nhỏ hơn, dựng Phủ chúa với nhiều lâu đài, cung điện xây dựng bên bờ phía Tây của hồ. Lúc này nhìn từ Phủ chúa ra hồ, phía hồ trên gọi là hồ Tả Vọng (nhìn từ bên trái) và phía hồ dưới gọi là hồ Hữu Vọng (nhìn từ bên phải).
4. Hồ Thủy Quân và Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Gươm : Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp sau khi chiếm Hà Nội, hồ Thủy Quân hay hồ Hữu Vọng đã bị san lấp hết để mở mang phố phường, chỉ còn lại hồ Hoàn Kiếm hay hồ Tả Vọng.

Như vậy trong suốt quá trình lịch sử Hồ Gươm ngày nay có đến 5 tên gọi khác nhau.

Tên gọi về hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm được biết đến nhiều nhất, bắt đầu khoảng thế kỷ 15 gắn về truyền thuyết lịch sử hồ Gươm là vua Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy.

lịch sử hồ gươm 1
Hồ gươm trong đêm, góc nhìn đối diện bưu điện hà nội

1.2 Lịch sử và sự tích hồ Gươm 

Theo như giới thiệu Hồ Gươm thì lịch sử hình thành nên tên gọi là do trong một lần đi dạo chơi trên thuyền ở hồ, bỗng có một con rùa vàng hiện lên và cho nhà vua mượn một thanh đao để dẹp giặc Minh xâm lược. Sau này khi đã đánh tan giặc xâm lăng, vua Lê Lợi quay trở lại để trả lại thần rùa gươm và từ đó khi giới thiệu Hồ Gươm còn có cái tên khác là hồ Hoàn Kiếm.

Lịch sử hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm cho đến ngày nay vẫn luôn là một câu chuyện, một truyền thuyết được truyền tai qua bao thế hệ. Đó cũng thể hiện niềm mơ ước của nhân dân, mong muốn nhận được sự bảo vệ, che chở, giúp đỡ của các vị thần linh trong công cuộc bảo vệ nước nhà. Tín ngưỡng văn hóa dân gian được thể hiện ở những điều gần gũi, bình dị nhất.

Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nhiều người vẫn luôn tin vào truyền thuyết lịch sử hồ Gươm và tin nơi đây là một nơi vô cùng thiêng liêng, là trọng điểm của cả thủ đô. Tên hồ cũng được lấy làm tên gọi cho quận Hoàn Kiếm – một quận có kinh tế văn hóa phát triển bậc nhất hiện nay.

2. Các điểm tham quan quanh hồ gươm

2.1 Giới thiệu Hồ Gươm – tự hào của người Hà Nội

Từ những câu chuyện truyền thuyết ly kỳ hấp dẫn, nghe đi nghe lại nhiều lần nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn về lịch sử Hồ Gươm đã nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều người.

Chỉ với một tháp Rùa nhỏ nằm ở trung tâm của hồ nước nhưng lại thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, là điểm đến tự hào của người Hà thành. Bởi thực sự hồ Gươm như có một phép màu tâm linh lôi cuốn, hấp dẫn mọi người.

lịch sử hồ gươm 3
Toàn cảnh hồ gươm và những tuyến phố xung quanh nhìn từ trên cao

Hiện nay, vào các buổi tối cuối tuần phố đi bộ hồ Gươm đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Mọi người cùng nhau đi bộ quanh hồ và tham gia, xem những hoạt động, trò chơi dân gian đường phố xưa. Nếu để giới thiệu hồ Gươm thì chắc hẳn người ta sẽ nhắc đến những buổi tối lung linh ánh đèn, vui nhộn ở đây.

Đó cũng chính là cách mà người Việt trẻ hiện nay lưu giữ, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa qua các hoạt động vui chơi ở xung quanh hồ Gươm.

Lịch sử hồ Gươm mãi mãi là một truyền thuyết khó quên trong lòng các thế hệ người Việt và chắc chắn sẽ được lưu giữ lâu dài. Hồ Gươm như một minh chứng về thời gian, về lịch sử của cả dân tộc trải qua bao thăng trầm.

2.2 Các di tích và điểm check in quanh bờ hồ

- Tháp Rùa

Năm 1886, bá hộ Kim xây lên gò Rùa một tòa tháp 3 tầng. Ban đầu tòa tháp này mang tên là tháp bá hộ Kim, tuy nhiên sau này người dân gọi là Tháp Rùa.
Dù không thể ra tận nơi, xong bạn vẫn có thể “chek-in” vẻ đẹp cổ kính với tháp rùa từ bờ hồ. Nếu ban ngày tháp rùa đem lại vẻ đẹp hoài xưa cho hồ gươm thì đêm xuống lại lung linh huyền ảo, nổi bật giữa hồ với ánh đèn trang trí.

tháp rùa hà nội
Hình ảnh tháp rùa về đêm và ban ngày giữa Hồ Gươm

- Tháp Bút

Được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865), Tháp Bút xây trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.
Nằm trên một gò đá bên hồ như một chiếc bút khủng lồ đang viết lên trời xanh. Tuy không được nhắc nhiều đến như tháp rùa, cầu thê húc, nhưng rất nhiều người khi đến hồ gươm thích thú trèo lên gò đáp để chụp hình với “chiếc bút khủng lồ” này

tháp bút hồ gươm
Tháp bút bên Hồ Gươm

- Cầu Thê Húc

Đi qua tháp bút là cầu thế húc, cây cầu đã trở thành biểu tượng vẻ đẹp Hà Nội hàng thế kỷ nay. Cầu thế húc nổi bật trên hồ gươm với màu đỏ, màu tượng trưng cho mặt trời và sự may mắn. Kiến trúc cầu mộc mạc, và đường cong mềm mại đã đi vào những áng văn thơ khiến bât cứ ai đến Hồ Gươm cũng phải thử một lần bước lên cây cầu nổi tiếng này.
Từ khi xây dựng để nối với Đền Ngọc Sơn đã có 2 lần được làm lại. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ hai là vào năm 1952.

- Đền Ngọc Sơn

Nằm trên đảo ngọc được nối với bờ hồ bằng cầu thê húc, nhìn từ xa giống như viên ngọc xanh giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm với nhiều cây cổ thụ bao quanh. Đền Ngọc Sơn thờ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Bầu không khí ở đây thanh tịnh khác hẳn với nhịp sống sôi động bờ hồ bên kia cầu. Tại đây cũng trưng bầy mẫu vật cụ rùa Hồ Gươm thuộc loại độc đáo của thế giới nữa đấy nhé.

Sát ngay bờ hồ còn 2 điểm du khách nên ghé qua khi đến Hà Nội là Vườn hoa lý thải tổ nơi đặt cột mốc số 0 và Bưu điện hà nội nơi đặt tháp đồng hồ.

Quanh bán kính 500m quanh hồ gươm còn nhiều điểm bạn nhất định phải ghé thăm như Nhà Hát Lớn, Nhà Thờ Lớn, phố cổ Hà Nội và chợ Đồng Xuân. Và tất nhiên đừng quên ghé kèm Tràng Tiền để thưởng thức những que kem mát lạnh.

lịch sử hồ gươm 2

>> Ngoài hồ gươm người dân cũng thường đến các công viên ở Hà Nội để tận hưởng các ngày nghỉ cuối tuần

3. Các hình ảnh đẹp của Hồ Gươm

Tháp rùa, cầu thê húc, đền ngọc sơn vẫn soi bóng bên làn nước trong xanh từ hàng trăm năm nay, nhưng dưới mỗi góc hình Hồ Hoàn Kiếm lại hiện lên với vẻ đẹp khác nhau 
 
cảnh đẹp hồ gươm
Vẻ đẹp cầu thê húc và đền ngọc sơn về đêm 

hàng liễu hồ gươm
Hà Nội ơi xanh xanh liễu rủ mặt hồ Gươm, câu hát đã đi vào lòng biết bao người

Hồ gươm ngày thu
Bờ Hồ một ngày mùa thu, hình ảnh đẹp bình dị của Hà Nội

>> Cách hồ Gươm Khoảng 5km là Hồ tây với nhiều điểm check-in nổi tiếng

sáng mùa đông hồ gươm
Hồ gươm cổ kính rêu phong trong sáng mùa đông, hình ảnh khiến không ít người hoài niệm

Mùa hạ hồ gươm
Sắc hoa mùa hạ bên hồ gươm, mùa nhiều người dân hà nội cũng như du khách ghé thăm chụp hình

hồ gươm về đêm
Hồ gươm trong ánh đèn lung linh huyền ảo

tháp rùa soi bóng
Hình ảnh Tháp rùa soi bóng trên mặt hồ

Tháp rùa và bưu điện hà nội
Hình Tháp rùa và bưu điện hà nội , thân thương với thế hệ 5x,6x người hà nội

Cây mõ bên hồ gươm
Cây mõ bên hồ gươm, tuyệt đẹp khi mùa thu đến

Mùa hoa ban tím bên hồ gươm
Mùa hoa ban tím bên hồ gươm

>> Nếu đã quá quen thuộc với Hồ Hoàn Kiểm bạn hãy thử tìm đến các địa điểm đi chơi ở Hà Nội khác để tận hưởng không khí trong lành.

Lộc xanh mùa xuân và hồ gươm hà nội
Lộc xanh mùa xuân và hồ gươm hà nội, lung linh huyền ảo

4. Nên đến hồ gươm thời gian nào?

Mỗi mùa hồ gươm lại có nét đẹp riêng, mùa đông mang vẻ đẹp hoài niệm, mùa thu là vẻ đẹp bình dị, mùa hè rực rỡ, mùa xuân lãng mạn. Vì thế để thấy cảnh đẹp trọn vẹn hồ gươm có lẽ bạn cần đến đây đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tuy nhiên không phải đến Hồ Gươm thời gian nào trong ngày cũng là ý tưởng hay. Bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc về đêm.

  • Hồ gươm sáng sớm : Khi những ánh đèn đường còn chưa tắt, thanh âm tĩnh lẵng, cảnh đẹp hoài cổ Hồ Gươm như kéo ngược bạn trở về hàng trăm năm trước. Vào lúc trời sáng dần lên, trước di dòng xe cộ đông đúc, cũng là khi bạn sẽ có những tấm hình đẹp tả hồ gươm.
  • Hồ gươm về đêm : Trái với không khí tĩnh lặng buổi sáng, khi đêm xuống hồ gươm lại lung linh huyền ảo giữa dòng người tấp nập. Quanh hồ là những ánh đèn đầy màu sắc, tô thêm vẻ đẹp cho Hồ Gươm.

Bạn đã lên kế hoạch đến với Hồ Gươm chưa? Trước khi khởi hành đừng quên xem trước các điểm gửi xe (nếu đi xe cá nhân), định vị quán ăn ngon ngắm cánh đẹp quanh hồ và lựa chọn bộ đồ thật đẹp để chụp hình cùng Hồ Gươm.